Chế độ khoa cử Giáo_dục_khoa_cử_thời_Mạc

Nhà Mạc rất chú trọng phát triển nhân tài trong nước và tổ chức đều đặn các kỳ thi 3 năm 1 lần, từ khi mới thành lập đến năm tồn tại cuối cùng. Năm 1592, dù quân Nam triều tiến ra đánh chiếm, chiến sự đã áp sát kinh thành Thăng Long, Mạc Mậu Hợp vẫn tổ chức thi cử đúng định kỳ ở bên kia sông Hồng. Việc chọn sĩ tử tới ra đề, quan coi thi, tổ chức thi, lệ ban thưởng bia đá... đều theo nếp cũ của nhà Lê sơ[1].

Tương tự như thời Lê sơ, có 3 kỳ thi chính và quan trọng nhất là thi Hương, thi Hộithi Đình.

Các khoa thi

Từ năm 1529 thời Mạc Thái Tổ đến năm 1592 thời Mạc Mậu Hợp, nhà Mạc đã tổ chức 22 khoa thi, lấy đỗ 485 tiến sĩ, trong đó có 13 trạng nguyên.

  • Triều Mạc Thái Tổ tổ chức 1 khoa:
  • Triều Mạc Thái Tông tổ chức 3 khoa:
    • Khoa Nhâm thìn (1532), lấy đỗ 27 tiến sĩ
    • Khoa Ất mùi (1535), lấy đỗ 32 tiến sĩ
    • Khoa Mậu tuất (1538), lấy đỗ 36 tiến sĩ
  • Triều Mạc Hiến Tông tổ chức 2 khoa:
    • Khoa Tân sửu (1541), lấy đỗ 30 tiến sĩ
    • Khoa Giáp thìn (1544), lấy đỗ 17 tiến sĩ
  • Triều Mạc Tuyên Tông tổ chức 6 khoa:
    • Khoa Đinh mùi (1547), lấy đỗ 30 tiến sĩ
    • Khoa Canh tuất (1550), lấy đỗ 26 tiến sĩ
    • Khoa Quý sửu (1553), lấy đỗ 21 tiến sĩ
    • Khoa Bính thìn (1556), lấy đỗ 24 tiến sĩ
    • Khoa Kỷ mùi (1559), lấy đỗ 20 tiến sĩ
    • Khoa Nhâm tuất (1562), lấy đỗ 18 tiến sĩ
  • Triều Mạc Mậu Hợp tổ chức 10 khoa:
    • Khoa Ất sửu (1565), lấy đỗ 16 tiến sĩ
    • Khoa Mậu thìn (1568), lấy đỗ 17 tiến sĩ
    • Khoa Tân mùi (1571), lấy đỗ 17 tiến sĩ
    • Khoa Giáp tuất (1574), lấy đỗ 24 tiến sĩ
    • Khoa Đinh sửu (1577), lấy đỗ 18 tiến sĩ
    • Khoa Canh thìn (1580), lấy đỗ 24 tiến sĩ
    • Khoa Quý mùi (1583), lấy đỗ 18 tiến sĩ
    • Khoa Bính tuất (1586), lấy đỗ 23 tiến sĩ
    • Khoa Kỷ sửu (1589), lấy đỗ 17 tiến sĩ
    • Khoa Nhâm thìn (1592), lấy đỗ 17 tiến sĩ

Việc khắc tên tiến sĩ vào bia đá chỉ được thực hiện 1 lần năm 1529. Sau đó do chiến tranh, việc này không còn được chú trọng. Năm 1582, Trần Thì Thầm kiến nghị với Mạc Mậu Hợp khôi phục việc khắc bia tiến sĩ, nhưng do chiến tranh nên vẫn bị gác lại[2].